(Baothanhhoa.vn) – Thanh Hóa là tỉnh có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, có vai trò kết nối vùng đồng bằng sông Hồng, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Cùng với việc triển khai, thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách hiện hành của Đảng, Nhà nước trên địa bàn, việc Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa sẽ giúp Thanh Hóa có cơ sở, điều kiện để thực hiện thành công các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là đạt được các mục tiêu của Nghị quyết 58- NQ/TW, ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị đã đề ra.
Việc xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù sẽ phát huy mọi tiềm năng, lợi thế để phát triển tỉnh Thanh Hóa nhanh và bền vững, trở thành một cực tăng trưởng mới của phía Bắc cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc và người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước, các giá trị di sản văn hoá, lịch sử được bảo tồn, phát huy; quốc phòng – an ninh bảo đảm vững chắc tiến tới xây dựng tỉnh giàu đẹp, văn minh, hiện đại, phát triển toàn diện vào năm 2045. Đây cũng là nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 58-NQ/TW ngày 5-8-2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bà Cao Thị Xuân, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội
Các cơ chế, chính sách đặc thù có tính đột phá, khả thi cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Thanh Hóa phát huy tối đa nguồn lực, tiềm năng tập trung đầu tư phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, đặc biệt kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông đường bộ hiện đại, kết nối các vùng miền, các cực tăng trưởng; thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế cho phát triển kinh tế – xã hội; phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Không chỉ tập trung xây dựng các tổ hợp thương mại – vui chơi giải trí và khách sạn 5 sao, May – Diêm Sài Gòn còn phát triển hàng loạt khu đô thị tại các thành phố trọng điểm phía Bắc như: Khu đô thị Chi Lăng (Đồng Mỏ, Lạng Sơn) với diện tích lên đến 50ha; Khu đô thị hành chính mới tại huyện An Lão (thành phố Hải Phòng)… Bên cạnh đó, May – Diêm Sài Gòn còn tập trung nguồn lực phát triển dự án Khu đô thị thương mại dịch vụ Nam Cổ Đam, tên thương mại TNR Stars Bỉm Sơn trên tổng diện tích 29,5ha, hợp tác cùng đơn vị quản lý và phát triển TNR Holdings Vietnam trong quá trình xây dựng, phát triển concept.
TNR Stars Bỉm Sơn – dự án đầu tay của May – Diêm Sài Gòn tại thị trường bất động sản Bắc Trung Bộ được kiến tạo với 88 tiện ích cảnh quan gồm khu công viên kỳ quan thế giới, bể bơi nhiệt đới, khu trường học chất lượng cao, khu trung tâm y tế chăm sóc sức khỏe, hệ thống clubhouse đồng bộ…Đặc biệt, hệ thống công viên ven bờ sông Tam Điệp dài 888m, rộng gần 30m chính là điểm nhấn cảnh quan của TNR Stars Bỉm Sơn.
Với bề dày kinh nghiệm, khả năng am hiểu thị trường cùng tâm huyết của chủ đầu tư, May – Diêm Sài Gòn hứa hẹn sẽ cho ra đời hàng loạt khu đô thị kiểu mẫu, hiện đại, đẳng cấp hàng đầu Việt Nam.

Nghị quyết được Quốc hội thông qua sẽ tạo ra được các động lực mới, các bước đột phá thực sự để Thanh Hóa phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển chung của đất nước.
Nghị quyết của Quốc hội qui định thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù đối với tỉnh Thanh Hóa về đầu tư, tài chính – ngân sách Nhà nước và phân cấp quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai, qui hoạch, lâm nghiệp. Chính vì vậy Nghị quyết của Quốc hội có ý nghĩa lịch sử cho sự phát triển của Thanh Hóa, một chính sách đặc thù, tạo động lực mới cho sự tăng trưởng của Thanh Hóa. Để đưa Nghị quyết sớm đi vào thực tiễn, phát huy hiệu quả, theo tôi tỉnh Thanh Hóa cần phải chuẩn bị và thực hiện tốt một số nội dung sau:
Một là, cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng đến cấp ủy, chính quyền các cấp, đội ngũ cán bộ chủ chốt tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng, tạo sự đồng thuận, quyết tâm cao của Nhân dân trong tỉnh về mục đích, ý nghĩa của Nghị quyết, đây vừa là thời cơ, thuận lợi, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, đồng thời cũng đặt ra những khó khăn, thách thức rất lớn, phải có sự chung tay chung sức, đồng tâm nhất trí của cả tỉnh. Mặt khác, phải xem xét, đánh giá tác động mọi mặt của chính sách bao gồm những tác động về mặt an sinh, trật tự, an toàn xã hội, nhất là các chính sách về đất đai, chính sách về lâm nghiệp… tạo tiền đề vững chắc để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
Hai là, tỉnh cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất trình các cấp có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phát triển của tỉnh Thanh Hóa trong từng giai đoạn, nhằm thu hút, huy động nguồn lực để xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa.

Ba là, đảm bảo cơ chế liên kết, phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh và giữa các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương trong quá trình triển khai, thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù. Thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kịp thời đề xuất với Trung ương những vấn đề mới phát sinh, những vấn đề không còn phù hợp với thực tế.
Bốn là, tỉnh Thanh Hóa cần chủ động chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng, coi trọng công tác đào tạo, thu hút nhân tài, chuyên gia, nhà khoa học trên các lĩnh vực để có thể triển khai thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết đề ra.